Mỹ phẩm 3A - Khơi dậy cảm xúc yêu thương!

Công ty TNHH Mỹ phẩm 3a Việt Nam
Số: 5/17/82 Phố Trần Cung,Phường Nghĩa Tân, Quận cầu Giấy, Hà Nội - ĐT: 
 04.62811738
DĐ: 0164 888.56 86 - 091.235.0025 - Hotline: 094.665 1999 - Email: mypham3a@yahoo.com

Tác dụng của tinh dầu thiên nhiên 3A

Đăng lúc: Thứ sáu - 25/06/2010 09:56 - Người đăng bài viết: Adminapm
Tác dụng của tinh dầu thiên nhiên 3A

Tác dụng của tinh dầu thiên nhiên 3A

Tinh dầu thiên nhiên 3A là món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Đó là những phần tinh tuý nhất của cỏ cây hoa lá được lấy ra bằng phương pháp chưng cất hoặc chiết ép.

Thời điểm để khai thác và thu hái tinh dầu thường diễn ra trong một giai đoạn nghiêm ngặt trong ngày để đạt được năng xuất và chất lượng cao nhất.
Hàm lượng tinh dầu chứa trong thành phần của cây,hoa, lá, quả rất thấp, để có được lượng tinh dầu nguyên chất trong một chai 10ml, người ta phải chiết xuất từ rất nhiều cây, hoa, quả hoặc lá giống nhau, được cất giữ và bảo quản công phu.

 
Tinh dầu nguyên chất từ thảo mộc hoàn toàn không có độc tố, không có chất bảo quản hóa học nên bảo đảm sạch và tinh khiết.

1.Massage:

Hoà tan 1-2 giọt tinh dầu vào với dầu massage hoặc pha loãng trong nước rồi xoa nhẹ lên toàn thân. Khi massage tinh dầu sẽ thẩm thấu vào da làm phục hồi và tái tạo các tế bào da, làm da mềm mại, mịn màng, tươi sáng. Khi massage tinh dầu còn tạo cảm giác sảng khoái, giảm stress, giúp con người lấy lại thăng bằng sau những giờ làm việc mệt mỏi. Nên dùng tinh dầu Oải hương massage.
Chú ý: Tuyệt đối không được xoa tinh dầu nguyên chất lên da bởi nguy cơ gây tổn thương cao do chúng khá đậm đặc. Trong quá trình sử dụng không được để tinh dầu rơi vào mắt, mũi. Tinh dầu dùng massage bắt buộc phải được pha loãng. Nên thử một lượng nhỏ tinh dầu trên một vùng da, sau đó mới tiến hành massage.

2. Xông hơi :
Nhỏ 8-10 giọt tinh dầu vào ¼ lít nước nóng đựng trong dụng cụ xông hơi sau đó để cho hơi nước bay lên mặt trong khoảng 10 phút. Tuỳ theo mục đích sử dụng, nếu xông hơi để thư giản, giảm stress tạo cảm giác thư thái hay làm đẹp da có thể chọn tinh dầu Oải hương, nhài, hoa hồng, hồng bạch, bạc hà, hoàng lan, mimoza… Nếu xông hơi để chữa cảm cúm nên chọn tinh dầu bạc hà, long não, sả, hương nhu, chanh, hồi, quế, tràm úc…

3. Tắm:
Nhỏ 30 giọt tinh dầu vào bồn tắm lớn rồi ngâm mình để thư giản trong khoảng 10 - 15 phút. Tắm nước ấm pha chút tinh dầu sẽ khử được mùi mồ hôi trên cơ thể, làm cho làn da mềm mại, quyến rũ, thơm mát và sảng khoái. Bạn có thể lựa chọn tinh dầu theo sở thích.

4. Làm thơm phòng:
Nhỏ 2-3 giọt tinh dầu lên bề mặt nước nóng để tinh dầu có thể bay hơi lên và làm cho không khí trong phòng ấm cúng, thơm mát dịu nhẹ. Nếu có máy tạo đổ ẩm hoặc máy xông hơi… bạn cũng có thể cho một vài giọt tinh dầu thơm vào để làm thoáng khí và thơm phòng.

5. Hấp tóc:
Hoà 2-3 giọt tinh dầu hoa hồng, hồng bạch hoặc oải hương vào kem hấp tóc, sau đó bôi kem lên tóc, massage tóc để các tế bào tóc được thẩm thấu tinh dầu và kem ủ tóc giúp phục hồi tóc. Đây là loại sản phẩm tốt cho sự phát triển của tóc, loại bỏ được gầu, giảm bớt sơ tóc làm cho tóc suôn mượt và lưu lại trên tóc mùi hương thoang thoảng, dịu nhẹ đầy quyến rũ… Có thể hấp nóng hoặc hấp lạnh nhưng hấp nóng sẽ mang lại hiệu quả cao hơn cho mái tóc. Để khoảng 20 – 30 phút sau đó xả sạch tóc.

6. Hoa khô thơm hương:
Bạn có thể lựa chọn loại tinh dầu và hương thơm theo sở thích sau đó xịt 3 - 4 giọt tinh dầu lên giỏ hoa khô để trên bàn làm việc, trên giá sách, trong phòng khách... Bạn sẽ có một không gian thoáng mát, trong lành thật dễ chịu.

7. Dùng để ngửi:
 Nhỏ 01 giọt tinh dầu vào khăn tay hoặc vào gối để có giấc ngủ sâu. Tùy vào từng loại tinh dầu bạn chọn nó còn có tác dụng trị liệu.

8. Nước xịt làm mát các vết cháy nắng:
Tinh dầu trà xanh và tinh dầu oải hương giúp làm mát các vết cháy nắng và làm lành da. Trộn nhuyễn 10 giọt tinh dầu trà xanh và 10 giọt tinh dầu oải hương vào 300lm nước lọc hoặc nước ép lô hội trong chai dạng xịt. Lắc đều. Xịt lên phần da bị cháy nắng. Cất giữ trong tủ lạnh và dùng trong vòng hai tuần.

9.Mặt nạ làm mát da khi bị cháy nắng:
 
Cây lô hội, cây oải hương và tinh chất hoa hồng tạo thành một loại nước thơm làm mát và làm lành da bị cháy nắng. 10 giọt tinh dầu oải hương 30ml tinh chất nước hoa hồng 90 ml nước ép từ cây lô hội. Trộn nhuyễn tinh dầu oải hương và tinh chất nước hoa hồng trong một bình xịt, lắc mạnh. Cho thêm nước ép từ cây lô hội vào và lắc lại. Cất giữ trong tủ lạnh, đắp trên da khi có nhu cầu.

10.Mặt nạ làm bằng sữa chua:
Sữa chua và tinh dầu oải hương làm dịu da bị cháy nắng hoặc cháy gió. 01 thìa lớn sữa chua hoàn toàn làm từ sữa. 01 giọt tinh dầu nguyên chất oải hương Trộn nhuyễn các thành phần tạo thành hỗn hợp nhão sau đó đắp lên da, rửa sạch bằng nước ấm sau 15 phút.

11. Mặt nạ bằng mật ong Mật ong có tác dụng giữ ẩm:
Tinh dầu oải hương giúp làm lành các vết cháy và giúp sản sinh các tế bào da khoẻ mạnh. 01 thìa mật ong nguyên chất 01 gịot tinh dầu oải hương Trộn nhuyễn các thành phần. Làm ẩm da bằng nước mát, đắp mặt na trên da và để nguyên 20 phút. Rửa lại bằng nước ấm.

12. Tắm nước sủi bọt đun nóng:
Cách nhanh nhất để làm mát các vết cháy là ngâm mình trong nước ấm. Nước sủi bọt đun nóng và tinh dầu oải hương giúp làm giảm độ nóng dịu và sưng tấy. 250 ml nước sủi bọt đun nóng 10 giọt tinh dầu oải hương Cho các thành phần vào bồn nước ấm, khuấy đều cho tan, ngâm trong khoảng 20 phút. Không dùng xà phòng vì nó làm khô da và tấy da non. Xoa nước thơm làm mềm để giữ ẩm

13. Nước oải hương có tác dụng làm mát:
 Trộn 10 giọt tinh dầu oải hương với 200 ml nước lọc lắc đều. Xịt tùy ý lên những vùng da dị ứng khi cần. Bảo quản trong tủ lạnh để nước giữ được đặc tính làm mát.

14. Nước thơm thảo dược để giảm ngứa.
 Lá bạc hà làm mát da, giảm ngứa. Hoa oải hương chống viêm chống nhiễm trùng. 20 giọt tinh dầu bạc hà 20 giọt tinh dầu oải hương. Cho tất cả các thành phần trên vào lọ, lắc đều, dùng bông tắm thoa lên da khi cần.

15. Giảm đau bụng bằng cúc la mã :
 Cúc la mã giúp giảm co thắt và có túnh an thần nhẹ, nó giảm các căng thẳng cả về tinh thần và thể chất do các cơn đau gây ra. Có 2 cách dùng cúc la mã để giảm cơn đau bụng. Nhỏ 03 giọt tinh dầu hoa cúc vào bồn tắm và tắm nhẹ nhàng bằng nước ấm. Hoặc bạn hòa 05 giọt tinh dầu hoa cúc với chút nước và mát xa nhẹ vùng bụng.

16.Giảm nghẹt mũi bằng tinh dầu:
 Hãy thử xông bằng thảo dược với tinh dầu chè. Cây chè có tính diệt virut và kháng khuẩn . 2lit nước sôi 2 giọt tinh dầu chè Đổ nước sôi và tô cách nhiệt, thêm tinh dầu , trùm khăn kín đầu. Hít hơi nước trong 10 phút, cẩn thận kẻo bỏng.

17. Dầu bạc hà giảm ho:
 Hương bạc hà mạnh sẽ làm tan chỗ tắc nghẹt và giảm những cơn ho thắt ngực. Chấm 1 giọt dầu bạc hà dưới mũi, nếu da bạn quá nhạy cảm hay pha lãng dàu bạc hà với 1 lượng tương đương dầu thực vật. Đối với trẻ nhỏ hãy nhỏ 01 hay 02 giọt dầu lên cổ áo ngủ hay gối thay vì lên da.

18. Cây chè chữa mụn nhọt và chốc lở, mụn cơm, chứng phồng rộp, làm lành da chân.
 * Cây chè chữa bệnh nấm chân và xoa dịu cảm giác ngứa ngáy khó chịu cho chân. 100 ml nước lọc 10 giọt cà phê tinh dầu chè Trộn các thành phần cho vào bình xịt. Lắc đều , xịt ngày 2 lần, để chân khô tự nhiên rồi mới mang tất và giày. Dùng thuốc xịt này trong vòng 1 tháng, ngay cả khi các triệu chứng đã hết để đảm bảo rằng nấm đã hoàn tòan bị loại trừ.
 *Cây chè chữa mụn nhọt Tinh dàu chè có tác dụng khách khuẩn và chống viêm . nhỏ 1 giọt tinh dầu chè pha loãng vào chỗ nhọt vài lần mỗi ngày cho đến khi chỗ nhọt vỡ lành lại.
 * Cây chè trị chứng chốc lở Cây chè diệt khoẩn và làm khô những viết lở loét . tinh dầu hoa oải hương giúp giảm sưng tấy . 10 giọt tinh dầu cây chè 10 giọt tinh dầu hoa oải hương Trộn các loại dầu trên trong 1 lọ đậy kín nắp. Dùng tăm bông thoa lên chỗ rộp 3 lần 1 ngày.
* Xóa mụn cơm bằng dầu cây chè. Dầu cây chè có tác dụng diệt virut và có thể xóa bỏ mụn cơm. Dùng tăm bông thấm dầu cây chè đã pha loãng bôi trực tiếp lên mụn vài lần mỗi ngày
 * Trị rộp bằng dầu cây chè. Tinh dầy cây chè kháng virút rất mạnh và làm khô chỗ rột. Hòa thêm 1 lượng tương đương dầu thực vật để đề phòng ngừa da và bảo vệ niêm mạc da nhạy cảm. Chấm một lượng nhỏ lên chỗ rột 4 lần một ngày.

19. Thuốc xịt chống nấm:
 Dấm axit tạo phục phồi nồng độ Axit tự nhiên của da làm giảm sự phát triển của nâm. Oải hương kháng khuẩn và làm dịu những chỗ viêm ngứa. 125 ml dấm axit táo ½ thìa ca phê tinh dầu oải hương Trọn các thành phần trên vào bình xịt, lắc kỹ. Xịt lên da ngày 1 lần sau khi tắm.

20. Các loại dầu giúp trung hòa mùi cơ thể:
Bôi dung dịch sau vào dưới cánh tay để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn gây mùi. 10 giọt tinh dầu bưởi 10 giọt tinh dầu hoa oải hương Trộn những thành phần trên trong 1 lọ nhỏ. Lắc kỹ mỗi khi dung.
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc